Đáp án đề thi tốt nghiệp môn hóa năm 2013

Mã đề 719
1D – 2C – 3D – 4B – 5A – 6D – 7A – 8B – 9D – 10C
11C – 12A – 13B – 14B – 15B-16C-17B-18C-19A-20B
21A-22B-23D-24C-25A-27C-28B-29A-30A
31A-32B-33C-34D-35-D-36C-37B-38A-39D-40D
41B-42C-43A-44D-45D-46C-47A-48D
Đáp án 475:
1: B, 2A, 3D, 4D, 5B, 6b, 7a, 8d, 9a, 10b, 11b, 12c, 13a, 14d, 15b, 16c, 17c, 18c, 19d, 20a, 21a, 22b, 23c, 24c, 25a, 26d, 27c, 28d, 29c, 30b, 31b, 32a, 33d, 34c, 35d, 36c, 37a, 38b, 39a, 40d, 
Mã đề 246

1B-2A-3C-4D-5C-6C-7C-8B-9D-10B
11A-12B-13A-14C-15B-16C-17C-18A-19B
20D-21A-22A-23D-24A-25D-26C-27B-28A-29C-30B
31D-32A-33D-34A-35A-36D-37B-38D-39C-40C
41B-42A-43B-44B-45C-46D-47D-48D

Đáp án đề thi tốt nghiệp môn văn năm 2013




Đề thi tốt nghiệp môn văn năm 2013

Đáp án đề thi tốt nghiệp môn văn do Ban Tuyensinh247 tổng hợp và giải:Có ngay sau khi kết thúc 150 phút làm bài thi. ( cập nhật 10h ngày chủ nhật - 2/6/2013)

Đáp án đề thi tốt nghiệp môn văn từ thầy cô giáo bộ môn văn:Cập nhập sau khi kết thúc môn thi khoảng 2 tiếng. ( cập nhật khoảng 11h-12h ngày chủ nhật - 2/6/2013)

Câu 1: Ý nghĩa của chi tiết hình ảnh Vòng hoa trên mộ Hạ Du

- Giới thiệu khái quát: Chi tiết hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du là một chi tiết nghệ thuật độc đáo, mang nhiều ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật sâu sắc, thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm và tài năng nghệ thuật nhà văn.
- Tái hiện chi tiết: Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du xuất hiện ở cuối truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn). Một buổi sáng thanh minh, bà mẹ Hạ Du ra thăm mộ con và ngỡ ngàng trước hình ảnh mình bắt gặp: một vòng hoa "hồng hồng trăng trắng" nằm khum khum trên nấm mộ con trai bà. Vốn là mộ của một kẻ tử tù chết chém, bị coi thường, bị khinh rẻ, bị hiểu lầm, bà vẫn đinh ninh sẽ chẳng ai thèm đoái hoài tới nấm mộ và người đã khuất. Hình ảnh vòng hoa khiến bà thực sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng. Trong khoảnh khắc bà không hiểu chuyện gì đã xảy ra, không biết ai đã mang vòng hoa đến đặt trước mộ con bà. Cuối cùng, trong sự xúc động đã lên đến cao trào, bà òa lên tiếng khóc thảm thiết.
- Ý nghĩa của hình ảnh:
+ Ý nghĩa nội dung:
Vòng hoa như một hình ảnh thể hiện tấm lòng ưu ái của nhà văn Lỗ Tấn đối với cuộc đời và sự nghiệp, sự hi sinh của những người cách mạng như Hạ Du. Ông yêu quý, trân trọng người chiến sĩ cách mạng ấy.
Vòng hoa cũng thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc khi đã có người thấu hiểu và cảm thông cho người chiến sĩ cách mạng. Vòng hoa cũng là dấu hiệu tốt lành, là lời khẳng định sẽ có những con người tiếp tục đứng lên làm cách mạng, tiếp bước con đường mà Hạ Du và những đồng chí của anh đang đi, hoàn thành sự nghiệp mà anh còn dang dở.
+ Ý nghĩa nghệ thuật:
Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du là một chi tiết nghệ thuật độc đáo góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm và tài năng nghệ thuật truyện ngắn bậc thầy của Lỗ Tấn khi xây dựng được một hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Nó là chi tiết cuối, khép lại thiên truyện nhưng lại mở ra cho người đọc biết bao cảm xúc và liên tưởng, tạo nhiều dư ba, phấn chấn trong lòng người. Làm đối trọng với hình ảnh bánh bao tẩm máu người, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du thể hiện tấm lòng nhân ái, nỗi niềm trăn trở và niềm tin son sắt của Lỗ Tấn vào tiền đồ cách mạng, vào sự đổi thay, thức tỉnh của quốc dân.

Câu 2. Về lòng dũng cảm và tấm gương hi sinh quên mình của Nguyễn Văn Nam

2.1. Giải thích vấn đề: Thông qua câu chuyện về hành động của bạn Nguyễn Văn Nam, người đọc (nhất là những bạn trẻ) cần suy nghĩ nghiêm túc về lòng dũng cảm, về tình yêu thương, sự hi sinh vì cộng đồng.
2.2. Bình luận, chứng minh:
- Ca ngợi những tấm gương về lòng dũng cảm, tình yêu thương và sự hi sinh vì người khác:
- Phê phán những biểu hiện của thói ích kỉ, vụ lợi, sự vô cảm, vô trách nhiệm với bản thân và cộng đồng của không ít bạn trẻ hiện nay.
2.3. Bài học nhận thức và hành động
- Bài học nhận thức: Cần nâng cao ý thức về trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, đề cao, tôn vinh để nhân rộng các tấm gương cao đẹp ấy.
- Bài học hành động: Có hành động thiết thực vì cộng đồng.

Câu 3a. Diễn biến tâm trạng của Mị

1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Tô Hoài: cây bút văn xuôi xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại với sự nghiệp văn học đồ sộ trên nhiều thể loại. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ông đặc biệt nặng lòng với đất và người miền Tây, với những phong tục tập quán và cuộc sống của con người vùng cao Tây Bắc.
- Giới thiệu tác phẩm: Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn tiêu biểu của Tô Hoài, được trích trong tập Truyện Tây Bắc (tác phẩm giành giải nhất cuộc cuộc thi báo Văn nghệ 1953-1954, cùng với Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc).
- Giới thiệu vấn đề cần phân tích: Mị là nhân vật trung tâm của tác phẩm, thể hiện tập trung nhất ý đồ tư tưởng và tài năng nghệ thuật của nhà văn. Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân là minh chứng sinh động cho nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài.

2. Thân bài.
- Tóm tắt diễn biến cuộc đời, số phận Mị trước đêm tình mùa xuân: Vốn là một cô gái xinh đẹp, tài hoa, yêu tự do nhưng bởi sự bất công, sự bóc lột của bọn phong kiến miền núi (cường quyền) và những hủ tục lạc hậu (thần quyền), Mị đã phải trở thành con dâu gạt nợ, thành nô lệ cho nhà thống lí, bị bóc lột, bị hành hạ, bị đối xử như súc vật. Tưởng như bao nhiêu đọa đày ấy đã hủy diệt sức sống của cô gái trẻ.
- Diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân
+ Sự thay đổi trong thiên nhiên: Mùa xuân về với Hồng Ngài mang theo sức sống mới cho thiên nhiên, con người nơi đây (dẫn chứng: những cơn gió thổi vào mái gianh vàng ửng, những thiếu nữ mang váy xòe phơi trên đá chuẩn bị cho những cuộc chơi, lũ trẻ vui đùa trên sân ...). Mùa xuân (của đất trời) đã mang lại sức sống mới cho con người, thổi vào cuộc sống vốn trầm lặng của người vùng cao làn gió mới, phơi phơi xuân tình.
+ Diễn biến tâm lí và hành động của Mị:
* Diễn biến 1: Mị nghe thấy tiếng hát (của những đôi lứa yêu nhau), tiếng sáo (5 lần tiếng sáo xuất hiện và được miêu tả vô cùng chi tiết, kĩ lưỡng: từ xa đến gần, từ âm thanh của thế giới bên ngoài đến nỗi ám ảnh nội tâm). Tiếng hát, tiếng sáo ấy nhắc nhớ Mị về một quá khứ tươi đẹp, về một cô Mị trẻ trung phơi phới đầy sức sống, khát sống, khát yêu. Tiếng hát, tiếng sáo như một âm thanh của ngoại giới làm sống lại khao khát vẫn bấy lâu ẩn chứa trong tâm hồn người thiếu phụ vùng cao. Tiếng sáo, tiếng hát cũng nhắc nhớ Mị về thực tại, về những bất công phí lí mà mình phải chịu.
* Diễn biến 2: Mị uống rượu. Đây thực sự là một hành động nổi loạn của nhân tính, đánh dấu quá trình thức tỉnh của Mị. Cô uống ừng ực từng bát lớn, uống như nuốt vào trong bao nhiêu căm giận, tủi hờn. Cô nghĩ "người ta uống được sao Mị không được uống?". Cô đã ý thức mình như một con người, từ bỏ kiếp sống câm lặng, súc vật, đồ vật trong nhà thống lí. Nhưng ngay khi ý thức về bản thân trở lại, cô lại lặng lẽ bước vào phòng, ngồi trên giường và nghĩ nếu có nắm lá ngón chắc mình sẽ ăn ngay cho chết. Ý thức làm người trở lại, đối diện với thực tại tăm tối, cô không chấp nhận kiếp sống ngựa trâu mà mong tìm sự giải thoát. Muốn chết cũng là một biểu hiện của lòng khát sống, sống cho ra sống.
* Diễn biến 3: Mị muốn đi chơi. Đây lại là hành động nổi loạn thứ hai. Cô bước đến góc nhà, với chiếc váy, xắn miếng mỡ khêu đèn cho thêm sáng. Cô muốn thắp sáng cuộc đời tăm tối, tủi cực của mình. Hành động này thể hiện sức sống bấy lâu bị vùi dập, tiềm tàng trong Mị nay đã vùng lên mạnh mẽ. Khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng những sợi dây ràng buộc của cường quyền, thần quyền. Muốn đi chơi là muốn được tự do, muốn được hạnh phúc, muốn được sống trọn vẹn làm người.
* Diễn biến 4: Mị bị A Sử trói. Khát vọng bùng lên nhưng lại bị vùi dập tàn nhẫn. A Sử về, trói nghiến Mị bằng một thúng sợi đay, quấn tóc cô quanh cột.
* Diễn biến 5: Mị dần tỉnh ra và đau đớn trở lại thực tại. Bị trói đứng trên cột, đầu Mị vẫn văng vẳng tiếng sáo, tiếng hát gọi bạn tình. Nhưng rồi cô sớm trở về thực tại khi vùng bước đi và gặp phải những lằn dây trói đang xiết chặt quanh da thịt. Tiếng chân ngựa đầu nhà nhắc nhớ cô về thân phận ngựa trâu. Mị nghĩ mình không bằng con trâu, con ngựa. Cô cúi đầu cam chịu. Nhưng một khi ngọn lửa sống đã bùng lên thì không thể bị dập tắt. Sợi dây trói chỉ có thể trói buộc thân thể cô chức không thể trói được tâm hồn yêu tự do.
- Ý nghĩa nghệ thuật: Diễn biến tâm lí và hành động của Mị thể hiện tấm lòng nhân ái của nhà văn khi phát hiện và trân trọng khát vọng sống của con người dù bị đọa đày tàn nhẫn. Nó cũng thể hiện tài năng bậc thầy của Tô Hoài trong việc miêu tả tâm lí nhân vật.
=> Đánh giá chung: Qua diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, người đọc nhận ra giá trị nhân đạo sâu sắc và giá trị hiện thực (tố cáo các thế lực phong kiến miền núi) của tác phẩm. Đồng thời, một lần nữa minh chứng cho tài năng nghệ thuật của nhà văn.

3. Kết bài.
- Đánh giá khái quát tài năng nghệ thuật của Tô Hoài trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đồng thời khẳng định tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn.

Câu 3b: 

Câu 3b. Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm


1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Khoa Điềm là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, giọng thơ sôi nổi, tiêu biểu cho thế hệ thanh niên trong các vùng đô thị tạm chiếm trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc dạt dào và những suy tư, chiêm nghiệm vô cùng sâu sắc.
- Giới thiệu tác phẩm: Đoạn trích Đất Nước trích từ chương V trường ca Mặt đường khát vọng, được sáng tác tại chiến khu Trị Thiên trong những ngày phong trào đấu tranh chống Mĩ Ngụy đang sục sôi. Tác phẩm thể hiện những suy tư sâu sắc của nhà thơ về cội nguồn Đất Nước là cơ sở cho tình yêu nước, cho niềm tin tất thắng của cuộc đấu tranh.
- Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích thơ cần phân tích tập trung lí giải Đất Nước ở chiều không gian địa lí với rất nhiều chất liệu văn hóa dân gian.
2. Thân bài:
 - Khái quát chung về phần đầu bài thơ: nhận thức chung về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
- Đoạn thơ dùng hình thức độc đáo để cắt nghĩa, lí giải Đất Nước: cách tách từ (triết tự).
- Đất Nước hiện hình trong rất nhiều không gian khác nhau:
+  Những không gian quen thuộc: ngôi trường, dòng sông.
+ Đất nước xuất hiện trong không gian yêu thương tình nghĩa (nơi ta hò hẹn, nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm) => Phân tích hình ảnh chiếc khăn: biểu tượng của nỗi nhớ (dẫn chứng trong ca dao)
+ Đất nước hiện lên qua không gian kì vĩ, tráng lệ của gấm vóc giang sơn: "hòn núi bạc", "nước biển khơi" ...
+ Đất Nước còn là không gian sinh tồn, quần tụ và sinh cơ lạc nghiệp của cả cộng đồng: "nơi dân mình đoàn tụ", nơi rồng ở, nơi chim về => cội nguồn dân tộc qua việc nhắc lại truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Đất nước gắn liền với những hoạt động, những sinh hoạt văn hóa, lao động sản xuất bình dị, thân thiết mà rất đỗi thiêng liêng của con người: học tập, lao động, sản xuất, yêu thương, sinh cơ, lập nghiệp, ... Cùng với đó là những truyền thống cao đẹp của dân tộc: truyền thống hiếu học, nghĩa tình, tinh thần đoàn kết, ý thức cội nguồn ...
==> Đất nước vừa gần gụi thân quen vừa lớn lao kì vĩ gợi trong ta niềm yêu quý, tự hào.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn đan xen như mạch kể câu chuyện, khi thủ thỉ tâm tình, khi thì trào lên xúc động như dòng chảy miên viễn của thời gian, như tầm bao quát mênh mông của không gian đất nước.
+ Giọng điệu trữ tình, chính luận
+ Nghệ thuật đối, lặp tạo nên tính nhạc cho đoạn thơ
+ Cách triết tự để định nghĩa mang lại cái nhìn mới mẻ, đa chiều cho khái niệm Đất Nước.
+ Sử dụng vô cùng hiệu quả các chất liệu văn hóa dân gian: Ca dao, thần thoại, truyền thuyết ... để thêm một lần nữa khẳng định tư tưởng xuyên suốt: Đất Nước của Nhân dân.
- Liên hệ tới các sáng tác khác về Đất nước (Đất nước của Nguyễn Đình Thi)
=> Tình yêu quê hương, đất nước lắng đọng trong cảm xúc của nhà thơ
- Liên hệ bản thân
3. Kết luận
- Đánh giá khái quát về những thành công, những đặc sắc trong nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
(Nguồn thầy cô: Hocmai)
-------------------------------------------------------
BÀI GIẢI GỢI Ý của thầy cô Trung tâm Luyện thi Vĩnh Viễ
Câu 1:
- Thái độ của bà mẹ khi thấy vòng hoa trên mộ con mình: ngạc nhiên, không hiểu tại sao lại có vòng hoa như thế.
- Hình ảnh vòng hoa có ý nghĩa:
+ Phản ánh niềm tin trong lòng người mẹ vì có người hiểu, trân trọng và tiếp bước con đường của con mình.
+ Thể hiện mơ ước và hy vọng về sự thay đổi trong mối quan hệ giữa quần chúng với người làm cách mạng để quần chúng ủng hộ người cách mạng và người cách mạng gắn bó với quần chúng.
Câu 2.(3.0 điểm)
 Thí sinh phải đáp ứng yêu cầu căn bản của đề bài : viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ bày tỏ suy nghĩ về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam.
 Thí sinh có thể trình bày nội dung theo những cách thức khác nhau. Sau đây là một số gợi ý cần có :
• Giới thiệu câu chuyện cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam được đăng tải trên Thanh Niên Online ngày 06/05/2013 và khẳng định câu chuyện đó gợi lên nhiều suy nghĩ.
• Những phẩm chất cao quý của con người là lòng nhân ái, đức hy sinh, sự dũng cảm…  Câu chuyện về việc cứu người chết đuối của Nguyễn Văn Nam là một minh chứng hùng hồn cho những đức tính cao đẹp ấy của con người, nhất là đức tính dũng cảm. Nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, Nam liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước Nam đã nhảy xuống lần lượt cứu được cả năm người nhưng riêng Nam thì kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi.
• Hành động dũng cảm cứu người của Nam cho thấy em chẳng những em là một người dũng cảm đến mức xả thân mà còn là một người có tấm lòng nhân ái, không ngại hy sinh để cứu người. Đó là một hành động rất cao quý, đáng khen, đáng ngưỡng mộ. Nó chẳng những biểu hiện phẩm chất cao đẹp của bản thân em mà còn nói lên phẩm chất đẹp đẽ của thế hệ trẻ Việt Nam, của con người Việt Nam. Hành động ấy là kết quả của công phu giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Nó còn là một tấm gương cho nhiều người để họ tự soi lại mình trong cuộc sống.
• Từ hành động dũng cảm của Nam, ta có thể có nhiều suy nghĩ về sự dũng cảm, lòng nhân ái, hy sinh.
• Lòng nhân ái, sự dũng cảm, hy sinh thân mình vì đồng loại là một truyền thống của người Việt Nam và một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Nó đã kết tinh và biểu hiện qua hình ảnh những danh nhân, những anh hùng và cả những con người bình dị của đất nước Việt Nam. Nó là một nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc nên tâm hồn con người Việt Nam “Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa”.
• Câu chuyện của Nam đã giúp chúng ta cảm thấy yêu đời hơn, yêu người hơn và thấy cuộc đời đẹp hơn vì vẫn còn đó những con người tốt đẹp trong hoàn cảnh khó khăn và bất trắc đã không tiếc mạng sống của mình để hy sinh cứu người. Câu chuyện tạo trong chúng ta niềm tin rằng con người hôm nay dù sống trong nhịp độ hối hả, khẩn trương nhưng không phải là vô cảm trước tai nạn, hiểm nguy và nỗi đau của đồng loại. Hành động của Nam là một tấm gương sáng và đẹp để cho lứa tuổi học sinh noi theo.
• Tuy nhiên, trong cuộc sống, cũng có những trường hợp do nhiều lý do, người ta đã trở nên ích kỷ, hèn nhát và dửng dưng trước những khó khăn, đau khổ của người khác. Cho nên so sánh với hành động của Nam, dù với bất cứ lý do gì những biểu hiện ích kỷ, hèn nhát, dửng dưng đều đáng lên án.
• Cuộc đời phức tạp. Có những kẻ lợi dụng lòng nhân ái, sự hy sinh của người khác để trục lợi. Do đó, nhân ái, hy sinh, dũng cảm nhưng chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt, cân nhắc và suy nghĩ khi hành động để không phải hy sinh vô lý và vô nghĩa.
Câu chuyện cứu người của Nguyễn Văn Nam là một tấm gương sáng, một hình ảnh đẹp, một cảnh thương tâm cao cả đã gây xúc động và sẽ còn tiếp tục gây xúc động cho mọi người.
Câu 3a.
1. Nội dung: Các em có thể làm bài bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản nhất sau đây:
- Khái quát về nhân vật Mị:
+ Trẻ, đẹp
+ Có tài thổi lá giỏi như thổi sáo
+ Nhưng do chữ hiếu sống trong thân phận cô dâu trừ nợ.
- Dù bị đày đoạ đến mất cả nhân hình, nhân tính nhưng Mị vẫn khao khát sống qua diễn biến tâm lí – hành động trong đêm xuân tình.
+ Khi đào sâu hiện thực, nhà văn phát hiện con đường tất yếu đưa số phận đến ánh sáng qua khát vọng sống xuất phát từ ngòi bút tạo diễn biến tâm lí và hành động trong đêm xuân tình rất đặc sắc của tác giả.
+ Cảnh tượng đêm xuân ở làng Mèo được miêu tả với những nét đặc trưng của vùng cao vẫn chưa tác động đến tâm hồn của Mị.
+ Cho đến lúc, tiếng sáo xuất hiện tác động trực tiếp đến tâm hồn khao khát sống và lòng yêu đời của Mị để “cô dâu trừ nợ”  uống rượu (phân tích cách uống “ừng ực từng bát lớn” làm con người say trong trạng thái tỉnh, nhắc nhở bản thân nén cơn giận bởi vì còn sống trên mảnh đất của cái ác).
+ Dấu hiệu đầu tiên của tâm hồn khao khát sống là nhớ quá khứ hạnh phúc dẫn đến hành động thắp sáng đèn lên rồi vấn tóc, mặc váy hoa thực hiện hành động “đi chơi” (phân tích khát vọng: “Mị muốn đi chơi – Mị sắp đi chơi”)
+ Kết quả: khi sự sống trở về, dù bị A Sử trói đứng, Mị vẫn theo tiếng sáo để “đi chơi” trong đêm xuân tình ngoài kia mang ý nghĩa về sự hồi sinh của nhân vật. (phân tích hình ảnh Mị bị A Sử trói đứng: thắt lưng – thúng sợi đay – tóc quấn lên cột nhà)
2. Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật sinh động, đa dạng, đậm cá tính: ngoại hình, thân phận, diễn biến tâm lí.
- Cảnh sắc thiên nhiên
- Cách trần thuật tự nhiên, ngôn ngữ đậm màu sắc miền núi.
- Sử dụng chi tiết “đắt” về hình ảnh Mị bị trói đứng vừa tạo hình, vừa gợi cảm.
Câu 3b.
I. GIỚI THIỆU
- Đất Nước là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn học, đặc biệt là trong thơ ca hiện đại. Một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời kì chống Mĩ là Nguyễn Khoa Điềm. Ông đã thể hiện những cảm nhận và suy nghĩ của mình về Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng.
13 dòng thơ là hiện thực đời thường thật cụ thể, gần gũi, gắn bó với mỗi người của chúng ta.
II. NỘI DUNG (Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau đây)
 Nguyễn Khoa Điềm đã nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú về Đất Nước, từ chiều sâu của văn hóa dân tộc, xuyên suốt chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian Đất Nước.
1. ĐẤT NƯỚC GẮN LIỀN VỚI NHỮNG KỶ NIỆM THÂN THƯƠNG.
    Đất là nơi anh đến trường,
    Nước là nơi em tắm,
2.  ĐẤT NƯỚC LÀ NƠI KHẮC GHI NHỮNG KỈ NIỆM RIÊNG TƯ THƠ MỘNG TUYỆT VỜI:
   Đất Nước là nơi ta hò hẹn.
   Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
.
3.  ĐẤT NƯỚC CÒN LÀ GIANG SƠN YÊU QUÝ QUA LÀN ĐIỆU DÂN CA TRỮ TÌNH:
   Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc",
   Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi".
4.  ĐẤT NƯỚC LÀ CỘI NGUỒN CỦA DÂN TỘC – MỘT DÂN TỘC CAO QUÝ
  Cùng với thời gian đằng đẵng, hình ảnh đất nước còn trải rộng trong không gian mênh mông, nơi phát sinh và phát triển của cộng đồng dân Việt từ thuở sơ khai qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên:
  Đất là nơi Chim về...
  Nước là nơi Rồng ở
  Lạc Long Quân và Âu Cơ,
  Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
.
5. NHẬN ĐỊNH CHUNG
- Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng qua những liên tưởng kì thú.
- Ý nghĩa về đất nước được nhà thơ diễn đạt qua chiều dài của thời gian - đất nước đã có từ lâu đời - và qua chiều rộng của không gian - đất nước là cội nguồn của dân tộc.
III. KẾT LUẬN
Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liệu văn hóa dân gian, từ ca dao, dân ca đến các truyền thuyết lịch sử, từ phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động của dân tộc ta qua những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.
Lý Tú Anh, Hồ Kỳ Thuận, Nguyễn Hữu Dương
(Trung tâm Luyện thi Vĩnh Viễn)




ĐỀ THI THỬ ĐH 2013 CÓ ĐÁP ÁN MÔN TOÁN, LÝ, HÓA, SINH (CẬP NHẬT HÀNG TUẦN)


Tổng hợp các đề thi thử đại học 2013 có đáp án môn Toán, Lý, Hóa, Sinhtừ các trường THPT, các trung tâm luyện thi, các thầy cô giáo trong cả nước.Cập nhật thường xuyên các đề thi thử môn Toán khối A, B, D, A1; môn Lý khối A, A1môn Hóa khối A, B và môn Sinh khối B năm 2013.
Các đề thi thử 2013 sẽ được lần lượt đăng tải hàng tuần để các thí sinh có thời gian đề giải.

I. Đề thi thử đại học 2013 môn Toán có đáp án:

48. Thi thử môn Toán 2013 của trường THPT Hồng Quang (lần 3, có đáp án)
47. Đáp án Đề thi thử môn Toán lần 4 năm 2013 của trường THPT Quỳnh Lưu I
46. Một số đề thi thử môn Toán khối A (Quốc Học Huế, chuyên Sư phạm, chuyên KHTN)
45. Đề khảo sát chất lượng ôn thi đại học trường Thanh Thủy Phú Thọ
44. Thi thử lần 3 chuyên Đại học Vinh: Đề và đáp án môn Toán khối A, D 2013
43. 10 Đề Thi Thử Đại Học Môn Toán Khối D 2013 Có Đáp Án (Dành riêng thí sinh khối D)
42. Đáp án Đề thi môn Toán khối A, khối D 2013 (Phan Đăng Lưu, lần 2)
41. 2 đề thi thử môn Toán có đáp án (2 đợt) trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An
40. Đề thi thử môn Toán khối A và khối D có đáp án trường Quế Võ 1 (2 đề)
39. Đề thi thử Toán khối A, B, D chuyên Lê Quý Đôn đợt 1 năm 2013
38. Đề thi thử môn Toán khối A có đáp án chuyên Lê Quý Đôn Quảng Trị
37. Đề thi thử Đại học môn Toán khối D năm 2013 có đáp án (chuyên Lê Quý Đôn - Quảng Trị)
36. Đề thi thử môn Toán có đáp án của trường Lê Lợi, Quảng Trị
35. 4 Đề Thi Thử Môn Toán Khối A 2013 Có Đáp Án Chi Tiết
34. Đề thi Đại học môn Toán khối D 2013 và đáp án của chuyên Đại học Vinh lần 2
33. Đề Toán khối A chuyên Đại học Vinh lần 2 năm 2013 (có đáp án)
32. Đề thi thử môn Toán trường Cù Huy Cận, Hà Tĩnh (đợt 2, có đáp án)
31. Đề thi Toán khối A trường chuyên Hà Nội-Amsterdam 2013: Download
30. Đề thi thử môn Toán khối D 2013 có đáp án của trường Bắc Yên Thành
29. Đề thi thử môn Toán năm 2013 từ các trường chuyên trong cả nước
28. Đề thi thử môn Toán khối B, khối D chuyên Hà Tĩnh (có đáp án)
27. Đề thi thử đại học môn Toán khối A, B 2013 chuyên Hạ Long Quảng Ninh (2 đề)
26. THPT Hàm Nghi Hà Tĩnh - Thi thử môn Toán lần 1 năm 2013
25. Thi thử chuyên Sư phạm Hà Nội 2013: Đề và đáp án môn Toán
24. Đáp án đề thi thử môn Toán khối A,D chuyên Đại học Vinh (lần 1 năm 2013)
23. Đề thi thử môn Toán khối A-A1-B-D toàn tỉnh Bắc Ninh (3 đề)
22. Đề thi thử Toán khối A,B,D 2013 THPT Phan Đăng Lưu (Nghệ An)
21. Bộ 5 đề thi thử môn Toán khối A 2013 có đáp án (word)
20. Đề thi thử môn Toán khối A, A1 có đáp án THPT Bỉm Sơn (lần 2)
19. Đề thi thử môn Toán khối A 2013 có đáp án của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng
18. Đề thi thử môn Toán khối ABD (THPT Dương Đình Nghệ, Thanh Hóa) 
17. Thi thử môn Toán khối A, B có đáp án THPT Nguyễn Văn Trỗi (Hà Tĩnh)
16. Đề thi thử có đáp án môn Toán khối A, A1 chuyên Lý Tự Trọng năm 2013
15. Đề thi thử ĐH môn Toán THPT Trần Phú 2013 có đáp án
14. Đề thi thử môn Toán khối A lần 1 năm 2013 THPT Đức Thọ Hà Tĩnh
13. Đáp án đề thi thử Toán 2013 THPT Thuận Thành 1 (Bắc Ninh)
12. 3 đề thi thử môn Toán của THPT Ngô Gia Tự Bắc Ninh (khối A A1 B D)
11. Chuyên Bắc Ninh - Môn Toán khối A lần 1 năm 2013
10. Thi thử môn Toán khối A B D A1 có đáp án 2013 (Vĩnh Phúc)
09. Đề thi thử ĐH môn Toán khối D năm 2013 có đáp án THPT Lê Xoay
08. 2 đề thi thử môn Toán khối A 2013 mới (có đáp án)
07. Đáp án đề thi Đại học môn Toán khối A 2013 (lần 1, THPT Ba Đình)
06. Đáp án, đề thi thử Đại học môn Toán lần 1 năm 2013 - Thuận Thành I, Bắc Ninh
05. Đề thi thử trên Tạp chí Toán học Tuổi trẻ: Số 1, 2 năm 2013
04. Đề thi thử ĐH môn Toán khối A B D 2013 trường Bỉm Sơn, Thanh Hóa (có đáp án)
03. Đề thi thử môn Toán 2013 có đáp án (THPT Hoàng Lệ Kha, Thanh Hóa)
02. Đề thi thử Đại học môn Toán 2013 khối B, D chuyên Vĩnh Phúc
01. Đề thi thử Đại học 2013 môn Toán khối A có đáp án (chuyên Vĩnh Phúc)


II. Đề thi thử ĐH 2013 môn Vật Lý có đáp án:

13. Đề thi thử chuyên Đại học Vinh lần 3: môn Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn
12. 12 Đề thi thử Đại học môn Lý 2013 có đáp án của các trường Chuyên (Hot!)
11. Đề thi thử khối A môn Lý đợt 2 năm 2013 chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị:Download
10. Đề thi thử môn Lý trường chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội lần 4 (2013)
9. Đề thi thử môn Lý chuyên ĐH Vinh lần 2 năm 2013 và đáp án
8. Thi thử môn Lý chuyên Đại học Vinh lần 1
7. Đề thi thử Đại học môn Vật Lý 2013 có đáp án (4 mã đề) của trường THPT Cẩm Bình
6. Đề thi thử môn Lý khối A 2013 có đáp án (6 mã đề) THPT Gia Viễn A, Ninh Bình
5. Đề thi thử Đại học môn Lý 2013 có đáp án khối A, A1 (THPT Đức Thọ)
4. Đề thi thử ĐH môn Lý 2013 THPT Thuận Thành 1 (có đáp án)
3. 12 đề thi thử đại học môn Lý của Bộ Giáo dục (word)
2. Tổng hợp những đề thi thử đại học môn Lý hay (có đáp án) từ các trường và trung tâm
1. Bo 25 de thi thu mon Ly co dap an 2013 (tu cac truong chuyen)


III. Đề thi thử ĐH 2013 môn Hóa học có đáp án:

10. Đề thi thử môn Hóa chuyên Sư phạm Hà Nội lần 5 năm 2013 có đáp án
9. Đề thi thử chuyên Đại học Vinh lần 3: môn Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn
8. Bộ đề thi thử môn Hóa 2013 có đáp án của các trường chuyên (15 đề)
7. 6 đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án năm 2013 khối A, khối B
6. Đề thi thử khối A môn Hóa đợt 2 chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị: Download
5. Đề thi thử môn Hóa 2013 trường chuyên Đại học Sư phạm lần 4
4. Đề thi thử môn Hóa chuyên ĐH Vinh lần 2 năm 2013 và đáp án
3. Đề thi thử môn Hóa chuyên Đại học Vinh lần 1
2. Đề thi thử Đại học môn Hóa có đáp án 2013 (Đức Thọ & Thuận Thành 1)
1. Tuyển tập 66 đề thi thử Đại học môn HÓA năm 2013 có đáp án và lời giải chi tiết


IV. Đề thi thử ĐH 2013 môn Sinh có đáp án:

04. 2 đề thi thử môn Sinh khối B năm 2013 có đáp án trường chuyên Lê Quý Đôn (Quảng Trị)
03. 8 đề thi thử đại học môn Sinh có đáp án năm 2013
02. Đề thi thử ĐH môn Sinh 2013 có đáp án của chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội
01. 18 đề thi thử Đại học môn Sinh khối B có đáp án

*Tiếp tục cập nhật đề môn Sinh, Hóa, Lý, Toán

Xem thêm (rất nhiều đề): Đề thi thử ĐH 2012 có đáp án (môn Toán, Lý, Hóa) / Đề thi Thử ĐH 2011 Hóa, Lý, Sinh, Toán có đáp án